Nipponvina trong buổi Hội nghị hiệp hội cơ khí Hà Nội
Trong thời đại hội nhập, việc liên tục trau dồi công nghệ và định hướng phát triển là điều vô cùng cần thiết với những công ty đi đầu về công nghệ như Nhà máy sản xuất bãi đỗ xe tự động và thang máy Nipponvina. Đầu tháng 1 vừa qua, sự kiện trọng đại của Hiệp hội cơ khí Hà Nội chính là một trong những sự kiện quan trọng của năm đối với Nipponvina
Sự kiện vinh dự đón chào sự góp mặt của:Ông Dương Đình Huệ - Phó thủ tường, Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch hiệp hội ngân hàng SHB, Tiến sỹ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Nội dung của buổi hội nghị
Buổi hội nghị là cơ hội “vàng” để các doanh nghiệp cơ khí hàng đầu Hà Nội cùng nhau gặp mặt, trao đổi và đưa ra những ý kiến đóng góp, nhằm giúp ngành cơ khí, kĩ thuật của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung ngày càng phát triển, đi lên hơn nữa.
Hội nghị Hiệp hội cơ khí Hà Nội 2018
Buổi hội nghị đã khái quát được bức tranh toàn cảnh của ngành cơ khí Việt Nam 2017. Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn đó những bất cập, tồn tại trong quá trình phát triển. Đặc biệt là những bức xúc của các doanh nghiệp sản xuất cơ khí trong vài năm gần đây, hai từ “Cơ khí” dường như không được nghe thấy trên các diễn đàn, trong các cuộc giao ban của Chính phủ với các Bộ, ngành. Sau đó, hội nghị cũng đưa ra những định hướng phát triển của năm 2018, hứa hẹn một năm mới với nhiều thành tựu mới đến từ phía các doanh nghiệp. Buổi hội đàm phát triển định hướng phát triển kĩ thuật của chính phủ và Tp. Hà Nội diễn ra rất sôi nổi và thành công, thu được nhiều ý kiến đóng góp chất lượng từ phía các đơn vị doanh nghiệp. Tất cả điều đó đều cho thấy những khát khao cháy bỏng của các doanh nghiệp cơ khí về một nền cơ khí phát triển bền vững và Chính phủ sẽ có được những quan tâm đúng mức với cơ khí Việt Nam.
Nền cơ khí Việt Nam – thách thức và cơ hội
Có thể nói, sau hơn 25 năm đổi mới thì ngành cơ khí Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực, từng bước trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, ngành gia công cơ khí tại nước ta vẫn còn rất nhiều những hạn chế nhất định. Công nghệ chế tạo cơ khí trong nước về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản, trình độ kỹ thuật được đánh giá là chưa cao so với các nước trong cùng khu vực. Ngoài ra, theo các số liệu báo cáo tại hội thảo “Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam, tổng giá trị nhập khẩu của ngành cơ khí là 26,53 tỷ USD trong khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt 15,23 tỷ USD. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp trong nước cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển ngành công nghiệp chủ đạo để từng bước đẩy mạnh tỉ lệ xuất siêu.
Về định hướng phát triển và mục tiêu tổng quát đến năm 2025 của ngành cơ khí Việt Nam, tỷ trọng ngành cơ khí sẽ chiếm trên 21% trong cơ cấu ngành công nghiệp và đáp ứng được trên 50% nhu cầu thị trường trong nước. Để làm được điều này, Nhà Nước ta cần tập trung nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động của ngành nhằm tăng hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp cơ khí. Định hướng phát triển tốt nhất của ngành gia công cơ khí là nên tập trung nghiên cứu và phát triển các thế hệ máy mới, cũng như chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất.
Với những định hướng phát triển vô cùng rõ ràng và khả quan của ngành gia công cơ khí, hy vọng trong những năm sắp tới ngành này sẽ đạt được những kết quả đáng mong đợi hơn để từng bước thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng vững mạnh trong thời kỳ hội nhập đầy thách thức này.
Form đăng ký nhận tư vấn
Tin tức liên quan
- Tương lai nào cho ngành thang máy
- Thang máy lớn nhất thế giới - Nippon Vina
- Máy kéo quan trọng như thế nào trong quá trình hoạt động của thang máy
- Những hệ thống thang máy độc đáo trên thế giới
- Lựa chọn thang máy gia đình của Nippon Vina sẽ khiến bạn hài lòng
- Thang máy - thị trường tiềm năng
- Các bộ phận an toàn của thang máy
- Những điều cần biết về cấu tạo cabin thang máy
- Ghế thang máy cho những khu chung cư cũ
- Những cách để làm mới thang máy cũ